Tác hại đặc biệt nghiêm trọng của một số chất có trong nước

Về mặt sinh học , Asen là một chất độc có thể gây ung thư da và phổi . Mặt khác as có vai trò trong trao đổi nuclein , tổng hợp protit và hemoglobin. As ảnh hưởng đến thực vật như một chất cản trở trao đổi chấtlàm giảm mạnh năng suất , đặc biệt trong môi trường thiếu photpho. Độc tính của các hợp chất As đối với sinh vật dưới nước tăng dần theo dãy Arsen- Arsenit - Arsenat - hợp chất As hữu cơ.

1. Asen
Asen là một chất rất độc. Có thể chết ngay nếu uống một lượng bằng nửa hạt ngô (bắp). 
Nếu bị ngộ độc cấp tính bởi asen sẽ có biểu hiện: khát nước dữ dội, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, mạch đập yếu, mặt nhợt nhạt rồi thâm tím, bí tiểu và tử vong nhanh.Asen là môt nguyên tố hóa học đặc biệt cần thiết( khi hàm lượng rất thấp ) và cũng là một chất độc cực mạnh ( khi hàm lượng đủ lớn ) đối với cơ thể con người và các sinh vật khác .

Về mặt sinh học , Asen là một chất độc có thể gây ung thư da và phổi . Mặt khác as có vai trò trong trao đổi nuclein , tổng hợp protit và hemoglobin. As ảnh hưởng đến thực vật như một chất cản trở trao đổi chấtlàm giảm mạnh năng suất , đặc biệt trong môi trường thiếu photpho. Độc tính của các hợp chất As đối với sinh vật dưới nước tăng dần theo dãy Arsen- Arsenit - Arsenat - hợp chất As hữu cơ. 
As hóa trị 3 có độc tính cao hơn As hóa trị 5. Môi trường khử là điều kiện thuận lợi cho nhiều hợp chất As chuyển từ hóa trị 5 sang hóa trị 3. Trong những hợp chất As thì H3AsO3 độc hơn H3AsO4. Dưới tác dụng của các yếu tố oxy hóa trong đất thì H3AsO3 có thể chuyển thành dạng H3AsO4. Thế oxy hóa khử , độ PH của môi trường ... là những yếu tố quan trọng tác động tăng hay giảm sự độc hại của As trong môi trường sống .

2. Amomi
 Hàm lượng cho phép của amoni là 1,5mg/lit . Bản thân Amoni không gây bệnh và cũng không có tác dụng gì tới sức khoẻ con người. bản thân amoni (NH4+) không độc. Nhưng trong quá trình khai thác, xử lý và lưu trữ nước, nó chuyển hóa thành nitrit và nitrat. Nitrit là chất độc hại đối với cơ thể.

Nitrit khi vào bên trong cơ thể, kết hợp với các axit amin tạo thành chất có khả năng gây ung thư gan, dạ dày.  Nó có thể gây các bệnh về hô hấp cho trẻ sơ sinh
Nitrat: khi vào cơ thể, nó cản trở hoạt động của hemoglobin trong máu gây ra bệnh xanh xao (methalmoglobinaemia - blue baby) đối với trẻ em dưới 6 tháng tuổi, có thể dẫn đến tử vong. Người lớn không bị tác động bởi bệnh này.

 3. Chì

Hàm lượng dư trên 200 mcg chì/ngày trong môi trường tiếp xúc gây nguy hiểm cho hoạt động sống của con người. Còn nếu lượng dư khoảng 1mg/ngày có thể gây ngộ độc chì trường diễn và nguy hiểm nhất chính là ngộ độc chì trường diễn.Các muối chì đều rất độc và độc tính của nó rất phức tạp. Khi vào cơ thể, chì tích lũy trong các mô nhiều mỡ như não, gan, hoặc mô nhiều sừng như: da, lông, tóc, móng. Chì gây hại lên các hệ thống men cơ bản, nhất là men hemosynthetase trong quá trình vận chuyển tổng hợp heme là chất tạo ra hemoglobin (tức huyết sắc tố tạo màu đỏ hồng cầu có nhiệm vụ cực kỳ quan trọng trong hô hấp). Nếu chì hiện diện trong máu trên 0,3ppm sẽ ngăn cản quá trình oxy hóa glucose tạo ra năng lượng duy trì sự sống nhưng nếu hàm lượng chì/máu trên 0,8 ppm sẽ gây thiếu máu do thiếu hụt hemoglobin theo cơ chế vừa kể. Thiếu máu có thể xem là dấu hiệu đầu tiên trong nhiễm độc chì. Nồng độ chì trong máu nhỏ nhất là 5mg/dl từng được cho là một "mức an toàn" (safe level), có thể dẫn đếngiảmtrí thông minh ở trẻ em, khó khăn về hành vi và các vấn đề học tập.

Ngay khi đi vào cơ thể, chì được phân phối đến các cơ quan như não, thận, gan và xương.Cơ thể lưu trữ chì ở trong răng và xương, nơi nó được tích lũy theo thời gian. Chìlưu trữ trong xương có thể được tái huy động vào máu trong quá trình mang thai, do đó phơi nhiễm thai nhi. Trẻ em suy dinh dưỡng dễ bị nhạy cảm hơn với chì bởi vì cơ thể chúng hấp thụ chì hơn các chất dinhdưỡng khác, chẳng hạn như canxi đang thiếu. Trẻ em có nguy cơ cao nhất là những người còn rất trẻ (bao gồm cả thai nhi đang phát triển) và nghèo khó.

4.Flo dư
flo có khả năng gây hại hệ thống thần kinh, gây ra chứng răng nhiễm flo hoặc loãng xương ở những người hấp thụ quá nhiều chất này.
Việc hấp thụ quá nhiều flo có thể dẫn đến chứng nhiễm flo ở răng, với các triệu chứng như răng đổi màu và có những vết đốm loang lổ, hoặc nghiêm trọng hơn là chứng nhiễm flo ở bộ xương, với sự biến dạng vĩnh viễn các xương và khớp.

Đối tác